Hệ thống hành tinh Gliese_832

Gliese 832 có hai hành tinh đã xác định quay quanh ngôi sao chủ.

Khám phá hành tinh Gliese 832 b

Tháng 9 năm 2008, một hành tinh giống sao Mộc, được đặt tên là Gliese 832 b, đã được phát hiện trong chu kì dài, quỹ đạo xoay quanh ngôi sao chủ. Đó là một hành tinh khí khổng lồ, mất khoảng 9 năm hoàn thành quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ của nó.[2]

Khám phá hành tinh Gliese 832 c

  • Hình minh họa Gliese 832c
  • So sánh Gliese 832c và Trái Đất

Năm 2014, hành tinh thứ hai quay quanh ngôi sao chủ được khám phá bởi các nhà thiên văn học tại trường Đại học New South Wales. Đây là hành tinh được cho là siêu Trái Đất và có được đặt tên khoa học là Gliese 832 c. Ngoại hành tinh này có tên là Gliese 832c, lớn gấp 5 lần Trái Đất và cách Trái Đất 16 năm ánh sáng. Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ Gliese 832, quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ này nằm trong "vùng ở được" - vùng trong đó cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh, có khả năng tồn tại sự sống.

Tiến sĩ Abel Mendez Torres thuộc trường đại học Puerto Rico, cho biết, "Gliese 832c có thể có nhiệt độ, thay đổi mùa, khí quyền trên bề mặt giống Trái Đất".[9]

Hệ hành tinh Gliese 832
Đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượngBán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm quỹ đạoĐộ nghiêng quỹ đạoBán kính
c≥5.4±1 M⊕0.162±0-01735.68±0.030.18 ± 0.13
b≥0.64 ± 0.06 MJ3.4 ± 0.43416 ± 1310.12 ± 0.11

Hành tinh thứ 3

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học tổng hợp Texas tại Arlington, Hoa Kỳ và Viện Vật lý Mặt trời Kiepenheuer tại Freiburg im Breisgau, Đức công bố tài liệu rằng có một vật thể thứ ba quay quanh sao chủ Gliese 832 ở quỹ đạo giữa Gliese 832 b và Gliese 832 c. Vật thể này được dự đoán có khối lượng nằm trong khoảng 1-15 lần khối lượng Trái Đất và có quỹ đạo quanh sao chủ Gliese 832 trong khoảng 0,25-2 AU.[10][11][12]

Liên quan